báo gia đình, ẩm thực, dịch vụ xe, kênh giải trí, mẹ và bé, giá xe ô tô, giá xe máy, du lịch, phun xăm thẩm mỹ, mua xe cũ, xu hướng làm đẹp, Mỹ phẩm, Mỹ phẩm Nhật, Báo asahi, Thắt lưng, Làm bác sĩ, Mỹ phẩm Nhật Bản, Sức khỏe, Làm đẹp dưỡng da, Dinh dưỡng sức khỏe

Trước tình trạng nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh tại Tiền Giang ngày càng bộc lộ nhiều rủi ro thì mô hình luân canh tôm - lúa đã thể hiện rõ ưu thế, tuy nhiên, để nhân rộng mô hình này không đơn giản.

Theo thống kê của Chi cục Thủy sản Tiền Giang, năm 2012, diện tích thả nuôi tôm toàn tỉnh đạt 5.082,7ha, trong đó nuôi tôm công nghiệp 3.012,9ha, tuy nhiên, diện tích nuôi bị thiệt hại lên đến 927,8ha, chỉ có khoảng 30% số hộ nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh có lợi nhuận.

Chính những yếu kém của hình thức nuôi tôm công nghiệp mà mấy năm gần đây, mô hình tôm-lúa ngày càng phát triển, chủ yếu tập trung ở huyện Tân Phú Đông. Nếu như năm 2009, diện tích kết hợp tôm-lúa của tỉnh chỉ khoảng 200ha thì hiện nay tăng lên gấp 3 lần, riêng Tân Phú Đông có 554,49ha. Tại các mô hình, năng suất lúa mỗi năm đạt bình quân 5,1 tấn/ha, tôm khoảng 200-300 kg/ha nên nông dân có lợi nhuận khá.

Theo các chuyên gia nông nghiệp, việc trồng lúa trên đất nuôi tôm không những không xảy ra “xung đột” trong quá trình canh tác mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực trong mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Vào mùa khô, nước trong sông rạch mặn thì lấy vào nuôi tôm, đến khi mưa xuống, nước ngọt dồi dào thì lại lấy vào trồng lúa.

Thực tế thấy, khi hệ thống luân canh tôm-lúa xuất hiện thì cả hai đối tượng này đều phát triển tốt. Sau khi nuôi 1 vụ tôm thì tiến hành trồng 1 vụ lúa, khi đó, chất thải hữu cơ dưới đáy ao tôm sẽ làm cho ruộng lúa trở nên màu mỡ, do vậy nông dân chỉ cần bón một lượng phân nhỏ là đáp ứng nhu cầu phát triển của lúa. Ngoài ra, để tránh ảnh hưởng đến tôm nuôi, bà con phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp, giảm thuốc bảo vệ thực vật nên mô hình này có chi phí thấp, lợi nhuận từ đó mà tăng lên.

Mặc dù mô hình tôm-lúa tại Tiền Giang đã hình thành từ hơn 10 năm qua nhưng việc nhân rộng gặp không ít khó khăn.

Theo Trạm Thủy sản số 3, khó khăn đầu tiên của mô hình là chưa có quy hoạch cụ thể, diện tích mô hình tôm-lúa còn xen lẫn với nuôi tôm công nghiệp, dẫn đến hệ thống thủy lợi chưa đồng bộ. Trong khi đó, người dân thực hiện mô hình tôm-lúa chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống, chưa chủ động ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, thiếu sự liên kết, hợp tác giữa nông dân với các đối tượng có liên quan; nguồn tôm giống chưa đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng.

Để giải quyết những khó khăn này, các chuyên gia ngành nông nghiệp cho rằng, các địa phương cần rà soát, quy hoạch hợp lý vùng tôm-lúa, từ đó đầu tư xây dựng hạ tầng hợp lý; Nhà nước cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ tổ chức sản xuất mô hình tôm-lúa theo hướng hợp tác; tăng cường tập huấn kỹ thuật, nhất là về quản lý môi trường nước và phòng trị bệnh trên tôm nuôi.

Các viện, trường cũng cần quan tâm nghiên cứu tìm ra bộ giống lúa có phẩm chất gạo tốt, có khả năng thích nghi ở các vùng sinh thái khác nhau; nghiên cứu và thử nghiệm các giải pháp xử lý chất thải nhằm bảo vệ trường vùng nuôi tôm-lúa.

Về phía nông dân, bà con cần làm tốt khâu cải tạo ao nuôi, tăng cường sử dụng cơ giới hóa để giảm bớt áp lực do thiếu lao động; cần tìm nguồn cung cấp giống có uy tín, thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra chất lượng giống cũng như sự đồng đều của tôm giống; chỉ nên thả tôm giống 1-2 lần/vụ với mật độ 5-10 con/m2.

Tại hội nghị bàn về việc phát triển mô hình tôm - lúa ở ĐBSCL mới đây, ông Bùi Bá Bổng, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT khẳng định, canh tác tôm-lúa là mô hình “nông nghiệp thông minh”, do đó cần được tiếp tục nghiên cứu để phát triển.

Nguồn: Theo Kinh tế Nông thôn

Back to Top