báo gia đình, ẩm thực, dịch vụ xe, kênh giải trí, mẹ và bé, giá xe ô tô, giá xe máy, du lịch, phun xăm thẩm mỹ, mua xe cũ, xu hướng làm đẹp, Mỹ phẩm, Mỹ phẩm Nhật, Báo asahi, Thắt lưng, Làm bác sĩ, Mỹ phẩm Nhật Bản, Sức khỏe, Làm đẹp dưỡng da, Dinh dưỡng sức khỏe

Khi mới được hình thành, đất thừa hưởng của đá mẹ những chất khoáng quan trọng. Khi thực vật mọc lên, chất hữu cơ được tạo thành, được các vi sinh vật biến đổi thành chất mùn làm cho đất màu mỡ, và đất bắt đầu được con người khai thác để trồng trọt. Sự canh tác đi liền với thời gian cộng vào đó là do mưa, nắng không ngừng tác động làm hao mòn, cuốn trôi và làm mất lớp đất màu mỡ bề mặt. Thế là các chất dinh dưỡng trong đất bay hơi và cuốn trôi ra khỏi tầm rễ ăn tới của cây trồng. Cứ như thế, đất ngày càng trở nên cằn cỗi, nghèo nàn và cây trồng trên đất sẽ còi cọc và kém phát triển chứ không được xanh tươi, hoa trái xum xuê như lúc đầu canh tác.

Như chúng ta đã biết, để khắc phục tình trạng trên, muốn giữ vững và tăng cường độ phì nhiêu cho đất, chúng ta phải hoàn trả lại cho đất những chất khoáng dinh dưỡng mà cây trồng và mưa, nắng đã lấy đi của đất, bồi hoàn cho đất những chất mùn để chúng có khả năng giữ chất màu cho đất và làm cho đất luôn giữ được kết cấu tốt.

Phân hữu cơ sinh học là một trong những chất giúp cho đất khắc phục được tình trạng trên. Phân hữu cơ sinh học được bón cho đất để đất để tạo ra cây, trái sạch, như: Chè, dứa, cà phê....

Phân hữu cơ sinh học còn gọi là phân sạch, được sản xuất theo tiêu chuẩn của ngành quy định. Nếu bón đầy đủ và hợp lý cho cây trồng, không những đất đai không “già” đi theo thời gian mà nó còn “trẻ” lại và ngày càng tràn trề chất dinh dưỡng.

Những giống cây trồng mới hiện nay là những giống cao sản, năng suất chất lượng cao nhưng chúng cũng là những giống “ăn nhiều phân hữu cơ” hơn các giống củ. Do đó, cần phải bón phân hữu cơ sinh học để duy trì chất dinh dưỡng thường xuyên. Ngoài ra khi tăng vụ, ta cần phải bón phân đầy đủ và cân đối cho mỗi vụ thì cây trồng mới đạt năng suất cao và ổn định.

Các chất được phân lân hữu cơ sinh học cung cấp cho cây trồng là chất đạm (N), lân (P), Kaly (K20), lưu huỳnh (S). Ngoài ra trong phân hữu cơ sinh học còn chứa một số chất vi lượng như; Sắt (Fe), Manhê (Mg), Molyden (Mo)...và các chất kích thích rất cần thiết cho cây trồng như: a - NAA - b - NOB. Phân hữu cơ sinh học còn có tác dụng làm cho đất có kết cấu tốt hơn, làm tăng khả năng hoạt động của vi sinh vật trong đất, nhờ đó tác dụng tốt đến sự phát triển của cây trồng.

Cách bón phân hữu cơ sinh học tốt nhất là kết hợp với phân hoá học một cách hài hoà và cân đối theo từng loại cây trồng. Muốn để vừa tốt lá, vừa nhiều quả, nặng hạt, ta cần bón phân hợp lý. Nếu trên đất màu mỡ ta chỉ cần bón phân hữu cơ sinh học kết hợp với phân tổng hợp NPK. Đối với cây ăn quả, ta có thể hạn chế sự phát triển cành, lá bằng cách không bón bằng phân vô cơ mà bón lót bằng phân hữu cơ sinh học, đồng thời tăng cường thêm một lượng lân Supe và Kali để tạo ra sự cân bằng và dinh dưỡng cho cây, tăng độ mùn cho đất, giữ được độ ẩm và chống được sâu bệnh. Dùng phân hữu cơ sinh học còn giúp bảo vệ môi trường và góp phần không làm dư thừa hóa chất trong sản phẩm. Sản xuất lương thực, thực phẩm mà dùng đủ lượng phân bón vô cơ và hữu cơ sẽ ngăn ngừa và làm cây trồng tăng sức đề kháng đối với bệnh tật.

Để có những mùa vàng bội thu, cây trái sum xuê, tươi tốt, đảm bảo chất lượng sản phẩm, tăng năng suất, giữ gìn môi sinh, môi trường, chống sâu bệnh, tăng độ bền vững cho đất, bà con nông dân nên hạn chế dùng các loại phân bón rời, tăng cường dùng phân bón hữu cơ sinh học.

Kỹ sư. Lê Xuân Ngọc

Back to Top