báo gia đình, ẩm thực, dịch vụ xe, kênh giải trí, mẹ và bé, giá xe ô tô, giá xe máy, du lịch, phun xăm thẩm mỹ, mua xe cũ, xu hướng làm đẹp, Mỹ phẩm, Mỹ phẩm Nhật, Báo asahi, Thắt lưng, Làm bác sĩ, Mỹ phẩm Nhật Bản, Sức khỏe, Làm đẹp dưỡng da, Dinh dưỡng sức khỏe

Hiện tại thị trường Việt Nam có nhiều loại phân bón có thể sử dụng cho sản xuất GAP. Những sản phẩm phân bón nằm trong danh mục được phép sản xuất và sử dụng của Bộ NNPTNT đều được, nhưng gom lại có 2 nhóm là phân hữu cơ và phân vô cơ.

Phân hữu cơ hiện có 2 loại, phân hữu cơ truyền thống (sản xuất theo cách ủ truyền thống) và phân hữu cơ công nghiệp (sản xuất từ các nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ chuyên biệt, theo nhiều công nghệ khác nhau, nên sẽ có nhiều sản phẩm khác nhau).

Đối với phân bón hữu cơ truyền thống, khi sử dụng phải đảm bảo phân bón đã được ủ đủ độ hoai mục để không còn mầm bệnh. Đặc biệt là phân bón ủ từ phân chuồng của gia súc, gia cầm thì hết sức chú ý đến các vi sinh vật có thể gây bệnh cho người như E. coli, Salmonella, Coliforms.

Ví dụ, đối với VietGAP trên rau, quả thì Salmonella không vượt quá 0,04 CFU/g, E.coli là 10 CFU/g, Coliforms là 200 CFU/g. Đây là yếu tố hết sức quan trọng, bởi dịch do vi khuẩn E. coli đang gây ra ở châu Âu chủ yếu phát sinh từ một nhà máy sản xuất rau tươi sống.

Vấn đề các kim loại nặng trong phân hữu cơ truyền thống cũng là một vấn đề cần được quan tâm, bởi đây là yếu tố có thể làm cho sản phẩm gây ra bị nhiễm kim loại nặng vượt mức cho phép.

Tóm lại, sử dụng phân hữu cơ truyền thống trong sản xuất theo GAP là rất tốt, vừa góp phần giúp nông dân tận dụng được nguồn phụ phế phẩm trong nông nghiệp, giảm chi phí sản xuất, giảm ô nhiễm môi trường. Đối với phân hữu cơ công nghiệp, hiện có rất nhiều loại như phân hữu cơ sinh học, hữu cơ khoáng, hữu cơ vi sinh và kể cả một số chế phẩm vi sinh.

 

Các sản phẩm này nếu sản xuất và nông dân sử dụng đúng thì hiệu quả cao trong việc cải thiện môi trường đất, giúp đất thông thoáng, giữ nước, giữ phân, giảm phân bón vô cơ, giảm các yếu tố gây hại nhờ tăng được các vi sinh vật có ích trong môi trường đất, góp phần đáng kể trong việc làm giảm ô nhiễm môi trường, giúp cho sản phẩm làm ra an toàn cho người sử dụng, rất phù hợp cho quy trình sản xuất theo GAP.

Để chọn một loại phân hữu cơ hiệu quả, an toàn, nông dân cũng cần chú ý đến các yếu tố như phân bón sản xuất từ nguồn nguyên liệu gì, các thành phần dinh dưỡng cũng như vi sinh vật có trong sản phẩm, đơn vị sản xuất có uy tín. Khi sử dụng phải đảm bảo đúng cách để tăng hiệu quả phân bón cũng như đảm bảo sản phẩm làm ra an toàn và đạt tiêu chuẩn GAP.

Nguồn: Sưu tầm

Back to Top