báo gia đình, ẩm thực, dịch vụ xe, kênh giải trí, mẹ và bé, giá xe ô tô, giá xe máy, du lịch, phun xăm thẩm mỹ, mua xe cũ, xu hướng làm đẹp, Mỹ phẩm, Mỹ phẩm Nhật, Báo asahi, Thắt lưng, Làm bác sĩ, Mỹ phẩm Nhật Bản, Sức khỏe, Làm đẹp dưỡng da, Dinh dưỡng sức khỏe

Nếu như trước kia thanh long vào Mỹ chỉ bị kiểm tra 10% (10 container kiểm tra 1), thì nay đã nâng lên 100% (kiểm tra mọi container).

Từ tháng 10-2011 đến nay, các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long của VN vào Mỹ gặp nhiều khó khăn do cơ quan chức năng của nước này siết chặt quy trình kiểm tra.

Thông tin trên được các doanh nghiệp đưa ra tại hội thảo “Xuất khẩu nông sản vào Mỹ: Tìm hiểu các quy định kiểm dịch động thực vật (SPS) và đạo luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm” tổ chức ngày 29-11.

Cụ thể, nếu như trước kia thanh long vào Mỹ chỉ bị kiểm tra 10% (10 container kiểm tra 1), thì nay đã nâng lên 100% (kiểm tra mọi container) do cơ quan chức năng Mỹ lo ngại về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật.

Theo: Tuổi trẻ

Khi mới được hình thành, đất thừa hưởng của đá mẹ những chất khoáng quan trọng. Khi thực vật mọc lên, chất hữu cơ được tạo thành, được các vi sinh vật biến đổi thành chất mùn làm cho đất màu mỡ, và đất bắt đầu được con người khai thác để trồng trọt. Sự canh tác đi liền với thời gian cộng vào đó là do mưa, nắng không ngừng tác động làm hao mòn, cuốn trôi và làm mất lớp đất màu mỡ bề mặt. Thế là các chất dinh dưỡng trong đất bay hơi và cuốn trôi ra khỏi tầm rễ ăn tới của cây trồng. Cứ như thế, đất ngày càng trở nên cằn cỗi, nghèo nàn và cây trồng trên đất sẽ còi cọc và kém phát triển chứ không được xanh tươi, hoa trái xum xuê như lúc đầu canh tác.

Như chúng ta đã biết, để khắc phục tình trạng trên, muốn giữ vững và tăng cường độ phì nhiêu cho đất, chúng ta phải hoàn trả lại cho đất những chất khoáng dinh dưỡng mà cây trồng và mưa, nắng đã lấy đi của đất, bồi hoàn cho đất những chất mùn để chúng có khả năng giữ chất màu cho đất và làm cho đất luôn giữ được kết cấu tốt.

Phân hữu cơ sinh học là một trong những chất giúp cho đất khắc phục được tình trạng trên. Phân hữu cơ sinh học được bón cho đất để đất để tạo ra cây, trái sạch, như: Chè, dứa, cà phê....

Phân hữu cơ sinh học còn gọi là phân sạch, được sản xuất theo tiêu chuẩn của ngành quy định. Nếu bón đầy đủ và hợp lý cho cây trồng, không những đất đai không “già” đi theo thời gian mà nó còn “trẻ” lại và ngày càng tràn trề chất dinh dưỡng.

Những giống cây trồng mới hiện nay là những giống cao sản, năng suất chất lượng cao nhưng chúng cũng là những giống “ăn nhiều phân hữu cơ” hơn các giống củ. Do đó, cần phải bón phân hữu cơ sinh học để duy trì chất dinh dưỡng thường xuyên. Ngoài ra khi tăng vụ, ta cần phải bón phân đầy đủ và cân đối cho mỗi vụ thì cây trồng mới đạt năng suất cao và ổn định.

Các chất được phân lân hữu cơ sinh học cung cấp cho cây trồng là chất đạm (N), lân (P), Kaly (K20), lưu huỳnh (S). Ngoài ra trong phân hữu cơ sinh học còn chứa một số chất vi lượng như; Sắt (Fe), Manhê (Mg), Molyden (Mo)...và các chất kích thích rất cần thiết cho cây trồng như: a - NAA - b - NOB. Phân hữu cơ sinh học còn có tác dụng làm cho đất có kết cấu tốt hơn, làm tăng khả năng hoạt động của vi sinh vật trong đất, nhờ đó tác dụng tốt đến sự phát triển của cây trồng.

Cách bón phân hữu cơ sinh học tốt nhất là kết hợp với phân hoá học một cách hài hoà và cân đối theo từng loại cây trồng. Muốn để vừa tốt lá, vừa nhiều quả, nặng hạt, ta cần bón phân hợp lý. Nếu trên đất màu mỡ ta chỉ cần bón phân hữu cơ sinh học kết hợp với phân tổng hợp NPK. Đối với cây ăn quả, ta có thể hạn chế sự phát triển cành, lá bằng cách không bón bằng phân vô cơ mà bón lót bằng phân hữu cơ sinh học, đồng thời tăng cường thêm một lượng lân Supe và Kali để tạo ra sự cân bằng và dinh dưỡng cho cây, tăng độ mùn cho đất, giữ được độ ẩm và chống được sâu bệnh. Dùng phân hữu cơ sinh học còn giúp bảo vệ môi trường và góp phần không làm dư thừa hóa chất trong sản phẩm. Sản xuất lương thực, thực phẩm mà dùng đủ lượng phân bón vô cơ và hữu cơ sẽ ngăn ngừa và làm cây trồng tăng sức đề kháng đối với bệnh tật.

Để có những mùa vàng bội thu, cây trái sum xuê, tươi tốt, đảm bảo chất lượng sản phẩm, tăng năng suất, giữ gìn môi sinh, môi trường, chống sâu bệnh, tăng độ bền vững cho đất, bà con nông dân nên hạn chế dùng các loại phân bón rời, tăng cường dùng phân bón hữu cơ sinh học.

Kỹ sư. Lê Xuân Ngọc

Theo số liệu thống kê, hiện nay trái thanh long Việt Nam hiện đã có mặt trên khoảng 35 nước trên thế giới. Đặc biệt, tại châu Á, trái thanh long Việt Nam chiếm lĩnh gần như toàn thị trường Trung Quốc. Và ở thị trường EU, cũng đã chiếm gần 40% thị phần. Loại trái này cũng đang chinh phục những thị trường khó tính khác như Nhật, Mỹ...Định hướng xuất khẩu đã mang lại đời sống ấm no cho các hộ trồng cây thanh long. Mặt khác để vượt qua rào cản kỹ thuật các nước nhập khẩu đặt ra, không có con đường nào khác là phải phát triển cây thanh long an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP. Thực tế cho thấy, các hộ trồng thanh long theo đúng hướng dẫn kỹ thuật của VietGAP tại Việt Nam chưa nhiều. Cụ thể, ngay tại tỉnh Bình Thuận cũng chỉ mới có khoảng 25% thực hiện theo hướng này trên tổng diện tích vùng.

Tỉnh Bình Thuận được coi là “thủ phủ” của cây thanh long với diện tích hiện nay lên trên 12 ngàn héc ta, sản lượng trên 300 ngàn tấn/năm, xuất khẩu đi các nước trên thế giới như Mỹ, châu Âu … trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm trên 70%. Khoảng 80% tổng sản lượng thanh long được tiêu thụ tại thị trường trong nước, còn lại xuất khẩu trực tiếp hoặc bán cho doanh nghiệp xuất khẩu ngoài tỉnh, vì số trái lượng thanh long đạt chuẩn xuất khẩu rất thấp. Vấn đề đáng lo ngại hiện nay là do thời tiết thất thường, cây thanh long đang phải đối mặt với nhiều loại sâu, bệnh phá hoại.

Trong quy trình sản xuất nông sản theo hướng an toàn thì chăm sóc bón phân là yếu tố quan trọng nhất. Phân bón không chỉ làm cho năng suất cây trồng được tăng lên mà còn ảnh hưởng đến phẩm chất sản phẩm và môi trường đất trồng, kể cả tình hình bệnh hại. Trước nhu cầu cuả thị trường về an toàn thực phẩm cũng như đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm qua những thị trường có giá trị cao, Công ty cổ phần Nông Nghiệp GAP đã đẩy mạnh phân phối dòng phân bón cao cấp nhập khẩu từ Mỹ với nhiều ưu điểm vượt trội so với các dòng phân bón hiện. Đó là phân hữu cơ cao cấp Black Castings (phân bón gốc) và VermaPlex (phân bón lá) . Chúng là những sản phẩm được các nền nông nghiệp tiên tiến trên thế giới đánh giá cao và sử dụng trong sản xuất nông sản sạch đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP…

Chú Ngô Xuân Nghiêm là Trưởng bộ môn VietGAP của Hợp tác xã thanh long hữu cơ Phú Hội (thôn Phú Nhang, xã Hàm Hiệp, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận, điện thoại: 0918573889), cũng là một nhà vườn trồng thanh long ruột đỏ tiêu biểu ở Ninh Thuận. Trước những tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và xuất khẩu, đặc biệt là khi được nghe và xem những kết quả vượt trội khi sử dụng sản phẩm trên những loại cây trồng, chú Nghiêm quyết định sử dụng hai loại phân bón trên cho 500 m2 cây thanh long ruột đỏ vào đầu tháng 05/2011. Sau gần 3 tháng sử dụng Black Castings và Vermaplex trên cây thanh long ruột đỏ, vườn thanh long bước vào giai đoạn thu hoạch.

Là người trực tiếp chăm sóc và bón phân cho vườn cây thanh long của mình, chú Nghiêm đã rất phấn khởi nêu ra nhận xét của mình như sau: “khi dùng hai thứ phân này (Black Castings và Vermaplex) thì nhìn dây thanh long xanh hơn, tỷ lệ thúi trái có giảm so với dùng phân hóa học. Và việc phun Vermaplex cũng đơn giản, không lo bị lem thuốc, trái vẫn to và có màu sắc rất đẹp. Tôi thấy trọng lượng trái tăng (trái dùng phân hóa học nặng 350g, trái dùng phân Black Castings – Vermaplex nặng 500g) và có đem trái tới trung tâm 3 tại TPHCM phân chất thì thấy chất lượng trái khi sử dụng Black Castings - Vermaplex tăng hơn nhiều so với dùng phân hóa học. Chất lượng và năng suất đều tăng nên tôi sẽ khuyến khích bà con trong hợp tác xã sử dụng vì 2 sản phẩm này rất phù hợp với tiêu chuẩn VietGAP mà hợp tác xã đang áp dụng”.

 

(Hình trái không sử dụng Black Castings và Vermaplex trái nhỏ, nhẹ, màu sắc không hồng đẹp . Hình phải có sử dụng Black Castings và Vermaplex trái lớn, nặng, màu sắc hồng đẹp)

 

(Hình trái không sử dụng Black Castings và Vermapkex dây thanh long có màu sắc hơi vàng, kém phát triển.

Hình phải sử dụng Black Castings và Vermaplex dây thanh long có màu sắc xanh đẹp, phát triển tốt)

Trái thanh long to, nặng hơn, màu sắc của trái tươi đẹp hơn, độ ngọt bên trong trái cao hơn, số nhánh mới được hình thành nhiều hơn, là những kết quả thu được của 500 m2 sử dụng phân hữu cơ Black Castings và Vermaplex được so sánh với những cây thanh long đối chứng, trồng sử dụng phân hóa học. Chỉ mới sau hai tháng sử dụng Black Castings – Vermaplex thì độ pH trong đất đã được cải thiện, độ pH từ 4,8 tăng lên thành 5 trong khi bên vườn đối chứng độ pH từ 4,8 xuống còn 4,5. Nếu sử dụng lâu dài thì Black Castings – Vermaplex sẽ giúp ổn định độ pH phù hợp cho cây thanh long và cải tạo môi trường đất ngày càng phì nhiêu.

 

Nguồn: Công ty CP Nông Nghiệp GAP

Hiện tại thị trường Việt Nam có nhiều loại phân bón có thể sử dụng cho sản xuất GAP. Những sản phẩm phân bón nằm trong danh mục được phép sản xuất và sử dụng của Bộ NNPTNT đều được, nhưng gom lại có 2 nhóm là phân hữu cơ và phân vô cơ.

Phân hữu cơ hiện có 2 loại, phân hữu cơ truyền thống (sản xuất theo cách ủ truyền thống) và phân hữu cơ công nghiệp (sản xuất từ các nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ chuyên biệt, theo nhiều công nghệ khác nhau, nên sẽ có nhiều sản phẩm khác nhau).

Đối với phân bón hữu cơ truyền thống, khi sử dụng phải đảm bảo phân bón đã được ủ đủ độ hoai mục để không còn mầm bệnh. Đặc biệt là phân bón ủ từ phân chuồng của gia súc, gia cầm thì hết sức chú ý đến các vi sinh vật có thể gây bệnh cho người như E. coli, Salmonella, Coliforms.

Ví dụ, đối với VietGAP trên rau, quả thì Salmonella không vượt quá 0,04 CFU/g, E.coli là 10 CFU/g, Coliforms là 200 CFU/g. Đây là yếu tố hết sức quan trọng, bởi dịch do vi khuẩn E. coli đang gây ra ở châu Âu chủ yếu phát sinh từ một nhà máy sản xuất rau tươi sống.

Vấn đề các kim loại nặng trong phân hữu cơ truyền thống cũng là một vấn đề cần được quan tâm, bởi đây là yếu tố có thể làm cho sản phẩm gây ra bị nhiễm kim loại nặng vượt mức cho phép.

Tóm lại, sử dụng phân hữu cơ truyền thống trong sản xuất theo GAP là rất tốt, vừa góp phần giúp nông dân tận dụng được nguồn phụ phế phẩm trong nông nghiệp, giảm chi phí sản xuất, giảm ô nhiễm môi trường. Đối với phân hữu cơ công nghiệp, hiện có rất nhiều loại như phân hữu cơ sinh học, hữu cơ khoáng, hữu cơ vi sinh và kể cả một số chế phẩm vi sinh.

 

Các sản phẩm này nếu sản xuất và nông dân sử dụng đúng thì hiệu quả cao trong việc cải thiện môi trường đất, giúp đất thông thoáng, giữ nước, giữ phân, giảm phân bón vô cơ, giảm các yếu tố gây hại nhờ tăng được các vi sinh vật có ích trong môi trường đất, góp phần đáng kể trong việc làm giảm ô nhiễm môi trường, giúp cho sản phẩm làm ra an toàn cho người sử dụng, rất phù hợp cho quy trình sản xuất theo GAP.

Để chọn một loại phân hữu cơ hiệu quả, an toàn, nông dân cũng cần chú ý đến các yếu tố như phân bón sản xuất từ nguồn nguyên liệu gì, các thành phần dinh dưỡng cũng như vi sinh vật có trong sản phẩm, đơn vị sản xuất có uy tín. Khi sử dụng phải đảm bảo đúng cách để tăng hiệu quả phân bón cũng như đảm bảo sản phẩm làm ra an toàn và đạt tiêu chuẩn GAP.

Nguồn: Sưu tầm

Back to Top