báo gia đình, ẩm thực, dịch vụ xe, kênh giải trí, mẹ và bé, giá xe ô tô, giá xe máy, du lịch, phun xăm thẩm mỹ, mua xe cũ, xu hướng làm đẹp, Mỹ phẩm, Mỹ phẩm Nhật, Báo asahi, Thắt lưng, Làm bác sĩ, Mỹ phẩm Nhật Bản, Sức khỏe, Làm đẹp dưỡng da, Dinh dưỡng sức khỏe

Nhà ông Huỳnh Văn Tây (Ba Tây) ở ấp Mỹ Xuân, xã Dương Xuân Hội, huyện Châu Thành, tỉnh Long An cả tuần nay vừa chuẩn bị thu hoạch thanh long vừa tiếp khách liên tục. Hay tin 12 tấn thanh long của ông Ba Tây được đóng thùng bán sang Mỹ, nhà nông trồng thanh long cùng huyện Châu Thành (Long An), từ Chợ Gạo (Tiền Giang) sang tận mắt xem, cả ông Nghiêm từ Bình Thuận cũng vào.

Hình ảnh có liên quan

Nói đến thanh long của ông Ba Tây, không thương lái nào không thích, họ sẵn sàng mua cao giá vì trái thanh long của ông lúc nào cũng đều và đẹp. Mỗi năm thong thả ông cũng dư 150 – 200 triệu đồng/hécta.

Liều thử để biết thực hư

Thế nhưng, mấy năm qua thấy diện tích thanh long ở Bình Thuận, Long An, Tiền Giang đều tăng quá nhanh mà tiêu thụ vẫn chủ yếu trông vào thị trường Trung Quốc với giá nóng, lạnh vô chừng, ông Ba Tây đâm lo. Ông biết nhiều công ty cũng mở được trên 20 thị trường khác cho thanh long, trong đó thị trường Mỹ “ăn hàng” nhiều, đã vượt 1500 tấn/năm. Vậy mà gần đây, nhiều lô hàng thanh long xuất sang Mỹ dù đã được chiếu xạ nhưng vẫn không được thông quan vì cơ quan quản lý Thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) cho biết lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong trái thanh long vượt mức cho phép, làm cho việc xuất khẩu thanh long sang Mỹ ngưng trệ.

Ông Ngô Xuân Nghiêm, trưởng bộ môn VietGAP của hợp tác xã dịch vụ thanh long hữu cơ Phú Hội (Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận) nhìn nhận dù đã vận động nông dân thực hiện quy trình GAP, bón phân hữu cơ, nhưng tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách vẫn xảy ra vì nông dân sợ khi thu hoạch trái không có vẻ ngoài đẹp.

Nghe công ty Vermitechnology ở Mỹ muốn trồng thử nghiệm thanh long ở Việt Nam bằng phân bón hữu cơ sinh học Black Castings và Vermaplex, không sử dụng thêm bất kỳ loại phân nào khác và không cả thuốc bảo vệ thực vật để đảm bảo thanh long hữu cơ 100%, ông Ba Tây quyết tâm tìm “chân lý mới” cho trái thanh long Việt Nam sống trên thị trường quốc tế, công ty cổ phần Nông Nghiệp GAP đã đồng hành, đưa kỹ sư theo sát quy trình thử nghiệm với ông Ba Tây.

Nghĩ đến ông Ba Tây dám bỏ đến 700 trụ thanh long đang cho thu hoạch bình thường để thử nghiệm trồng theo phương pháp hữu cơ, ông Chín Tranh cùng xã hơi “nhát tay” cũng trồng thử mười trụ vì muốn có cái để đối chứng thực hư.

Hai, ba ngày nữa, 700 trụ thanh long hữu cơ của ông Ba Tây mới thu hoạch xong để mang đi chiếu xạ, đúng ngày 29.2.2012, công ty cổ phần nông nghiệp GAP cho lên máy bay xuất đi Mỹ. Ông Chín Tranh hái một trái thanh long hữu cơ đầu tiên mới chín trong vườn nhà mình mang đến để mọi người thẩm định, ai ăn thử cũng nhìn nhận trái thanh long hữu cơ chắc ruột và vị ngọt đậm đà hơn

Đã đến lúc nghĩ đến đường dài cho nông sản

Bà Lê Thị Tú Anh, chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần nông GAP, nói: “Thử thanh long như thế mới chỉ là khẳng định chất lượng cảm quan”. Công ty mạnh dạn chi 40.000 USD tiền máy bay để lô hàng thanh long hữu cơ đầu tiên của ông Ba Tây đến Mỹ sớm nhất, có tin vui nhanh nhất về việc kiểm định chất lượng: đạt tiêu chuẩn thanh long hữu cơ vào thị trường Mỹ. Trước đây, thanh long xuất sang Mỹ thường được bán ở những nơi nhiều người Việt và người Hoa sinh sống.

Tin tưởng sự tuân thủ quy trình sản xuất hữu cơ của ông Ba Tây sẽ chinh phục các cơ quan kiểm nghiệm khó tính ở Mỹ, công ty Vermitchnology (ở Florida, Mỹ) đã tiếp thị dọn đường cho thanh long hữu cơ từ Việt Nam vào hệ thống cửa hàng thực phẩm hữu cơ ở New York, Florida và các tiểu bang có mức sống cao.

Ông Ba Tây nhẩm tính, chi phí ông bỏ ra để trồng thanh long hữu cơ gấp 2 – 3 lần tùy theo vụ thuận hay vụ nghịch, nhưng bù lại lợi nhuận vụ nghịch tăng thêm khoảng 15 – 40 triệu đồng/vụ/ha, vụ thuận có thể tăng tới 60 – 70 triệu đồng/vụ/ha. Điều quan trọng mà ông Ba Tây muốn gửi gắm đến người trồng thanh long không phải là lợi nhuận tăng thêm bao nhiêu, mà là đã đến lúc nghĩ đến đường dài cho nông sản Việt Nam nói chung và thanh long nói riêng bằng việc thay đổi tập quán canh tác, theo đúng xu hướng dùng thực phẩm hữu cơ an toàn của thế giới thì mới mong tồn tại và phát triển.

Bà Tú Anh cho biết thêm, sau khi lô hàng thanh long hữu cơ 12 tấn của ông Ba Tây được công nhận, công ty Vermitechnology sẽ yêu cầu công ty cổ phần nông nghiệp GAP tổ chức mở rộng diện tích thanh long hữu cơ 50ha ở Long An trong năm nay, cung cấp phân hữu cơ theo phương thức trả chậm cho nông dân. Thời gian đầu, các lô hàng thanh long hữu cơ vẫn bị buộc chiếu xạ. Nếu nông dân tuân thủ đúng quy trình 100% hữu cơ, thì sau hai năm không phát hiện sai sót gì, thanh long hữu cơ trên vùng trồng của Châu Thành, Long An sẽ được hiệp hội sản phẩm hữu cơ của Mỹ thẩm định và chứng nhận sản phẩm hữu cơ (organic), được bỏ quy định chiếu xạ.

Nguồn: Báo Sài Gòn tiếp thị

Back to Top