báo gia đình, ẩm thực, dịch vụ xe, kênh giải trí, mẹ và bé, giá xe ô tô, giá xe máy, du lịch, phun xăm thẩm mỹ, mua xe cũ, xu hướng làm đẹp, Mỹ phẩm, Mỹ phẩm Nhật, Báo asahi, Thắt lưng, Làm bác sĩ, Mỹ phẩm Nhật Bản, Sức khỏe, Làm đẹp dưỡng da, Dinh dưỡng sức khỏe

Hồ tiêu là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu số lượng lớn và giá trị kinh tế cao của Việt Nam. Chúng được trồng tập trung tại các tỉnh: Gia Lai, Daklak, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu…

Tuy nhiên, trong những năm qua, sản lượng hồ tiêu của Việt Nam bị giảm do một số bệnh hại gây ra mà hiện tại vẫn chưa có thuốc đặc trị, khiến nhiều nông dân phải nhổ bỏ và chuyển sang cây trồng khác. Các loại bệnh nguy hiểm thường gặp trên cây hồ tiêu như: Bệnh chết nhanh, bệnh chết chậm, bệnh tiêu điên, bệnh tuyến trùng…do các loại nấm và virut gây nên. Việc phòng trị rất khó khăn, tốn kém và ít mang lại hiệu quả khi cây trồng đã có những dấu hiệu bênh ngoài của bệnh thì các bộ phận quan trọng của cây như: rễ, thân, lá…bị nấm phá hủy nghiêm trọng từ bên trong. Chính vì vậy, việc phòng bệnh luôn có ý nghĩa thiết thực và hiệu quả kinh tế hơn là chữa bệnh.

Những cây tiêu đang bị bệnh chết nhanh

Thời gian vừa qua, nhiều vườn tiêu ở các huyện Trảng Bom, Long Khánh, Cẩm Mỹ, Thống Nhất ( tỉnh Đồng Nai) … đã bị bệnh chết nhanh, chết chậm hoành hành, gây thiệt hại lớn cho bà con ở đây. Các vườn tiêu ở Daklak, Bà Rịa Vũng Tàu cũng tương tự. Diện tích trồng tiêu ngày càng bị sụt giảm nghiêm trọng. Sự bùng nổ và lây lan nhanh chóng của dịch bệnh cho thấy thực trạng canh tác sản xuất không đúng kĩ thuật của nông dân là nguyên nhân chính gây nên, đặc biệt như việc thâm canh lạm dụng phân bón hóa học trong thời gian dài, hệ thống tưới tiêu thoát nước không được chú trọng, trình độ kĩ thuật kém...Bên cạnh đó tình hình biến động của thời tiết cũng có tác động đến phần nào. Và thực trạng này cũng nói lên rằng đã đến lúc nông dân trồng tiêu cần phải thay đổi suy nghĩ của mình và phương thức trồng trọt để sản xuất bền vững.

Từ những kết quả thử nghiệm và xử lý dịch bệnh của Black Castings kết hợp với Vermaplex trên cây hồ tiêu của Daklak thời gian qua. Các vườn tiêu mắc bệnh chết nhanh, bệnh chết chậm, bệnh tiêu điên hay suy dinh dưỡng…qua hơn một tháng sử dụng sản phẩm đã chặn đứng được sự lay lan và tình trạng của các gốc tiêu đều bắt đầu hồi phục lại sức sống. Với kết quả trên tại DakLak, hiện tại công ty CP Nông Nghiệp GAP phối hợp cùng Sở NN & PTNT tỉnh Đồng Nai đang tiến hành xử lý dịch bệnh cho cây tiêu ở các huyện tại tỉnh Đồng Nai sau khi biết tin dịch bệnh đang bùng phát tại đây. Bước đầu công ty tiến hành cho người dân bón 120g Black Castings kết hợp 0,2 kg NPK bón vào 1 gốc tiêu vào lần bón đầu tiên, sau 2 tháng tiếp tục cho phun 3 bịch Vermaplex (320 ml pha với 32 lít nước phun ướt đều lá) phun cho 1000 m2 đất kết hợp bón 120g Black Castings/gốc và  200g NPK/gốc bón vào gốc. Vào tháng kế tiếp sẽ tiến hành cho phun 3 bịch Vermaplex ( 320ml pha với 32 lít nước phun ướt đều lá) kết hợp bón 1 gốc 120g Black Castings và 150g NPK. Tiếp theo cứ cách 15 ngày tiến hành cho phun thêm 2 lần Vermaplex với công thức dùng 3 bịch Vermaplex phun cho 1000m2 (1 bịch 320ml pha với 32 lít nước).

Qua quá trình thực hiện bón phân hữu cơ theo quy trình của công ty CP Nông Nghiệp GAP đưa ra đã dần khắc phục được dịch bệnh trên cây hồ tiêu, giúp cây tiêu phát triển bền vững, ít sâu bệnh và năng suất tăng cao. Đạt được những kết quả như trên bởi phân bón hữu cơ sẽ giúp cân bằng hệ sinh thái trong đất, khử độc tố của đất và làm đất tươi xốp, tăng khả năng giữ và thoát nước của đất. Bên cạnh đó, Công ty còn khuyến cáo bà con nên xây dựng hệ thống thoát nước tốt để tháo nước trong mùa mưa, đồng thời quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng sức đề kháng cho cây tiêu.

Nguồn: Công ty CP Nông Nghiệp GAP

Back to Top