báo gia đình, ẩm thực, dịch vụ xe, kênh giải trí, mẹ và bé, giá xe ô tô, giá xe máy, du lịch, phun xăm thẩm mỹ, mua xe cũ, xu hướng làm đẹp, Mỹ phẩm, Mỹ phẩm Nhật, Báo asahi, Thắt lưng, Làm bác sĩ, Mỹ phẩm Nhật Bản, Sức khỏe, Làm đẹp dưỡng da, Dinh dưỡng sức khỏe

hạn, anh Nguyễn Việt Sô, chủ máy suốt lúa ở xã An Khánh, Châu Thành, Đồng Tháp, xách 2 chiếc can đến đại lý mua dầu chạy máy.

Nhìn bảng giá anh Sô mới chưng hửng lắc đầu nói: “Hôm rày tui lo đi suốt lúa mướn tối ngày ở ngoài đồng nên không hay giá xăng, dầu tăng như vậy. Bữa nay cầm can đến cây xăng mua mới té ngửa ra giá dầu tăng thêm 362 đồng/lít, lên mức 21.912 đồng/lít. Khổ nỗi là đã lỡ lãnh suốt lúa cho bà con với giá 150.000 đồng/công theo mức giá dầu cũ. Giá dầu tăng như hiện nay tôi còn sẽ bị lỗ dài dài vì lỡ ghi vào sổ hứa suốt lúa cho người dân trong xóm khoảng 30 ha, qua đợt này tôi sẽ tăng giá suốt lên 180.000-200.000 đồng/công như vậy mới mong có chút lời”.

 

Tăng giá xăng dầu khiến chi phí sản xuất của nông dân bị đội lên

Cánh đồng lúa đầu nguồn giáp biên giới ở huyện An Phú, An Giang đang trong giai đoạn thu hoạch với hàng trăm con “trâu sắt” màu đỏ chót đang hì hục lui tới tuốt lúa cho nông dân. Ông Nguyễn Văn Trơn, chủ máy GĐLH ở ấp Bình Thiên, xã Quốc Thái than, năm nay làm ăn bèo quá, giá xăng dầu tăng nhưng mình cũng không dám tăng giá công cắt vì phải cạnh tranh nhau.

Ông Trơn lý giải vùng này năm rồi có 10 máy mà phục vụ cho cả huyện, năm nay lượng máy tăng lên rất nhiều nên nông dân lựa chọn ai có máy mới, giá rẻ thì kêu. Vì vậy, nhiều chủ máy phải hạ giá để cắt được nhiều. Vụ ĐX năm rồi giá công cắt bằng máy GĐLH ở đây 280.000 đồng/công đối với lúa đứng, còn lúa đổ ngã giá từ 320.000-350.000 đồng/công mà phải từ chối bớt mới làm kịp.

Năm nay lúa ngã, lúa đứng gì máy GĐLH cũng ăn bằng giá với nhau là 280.000 đồng/công. Mấy ngày nay giá xăng, dầu tăng nhưng giá cắt không tăng nên sau khi trừ chi phí, trả tiền nhân công coi như chủ máy trắng tay.

Nghe tin giá xăng tăng đến gần 1.500 đồng/lít, lão nông Nguyễn Văn Tâm, ở xã Tân An, Tân Hiệp, Kiên Giang buồn rầu: “Hơn 1,5 ha sau nhà bơm bằng mô tơ điện nên cũng đỡ lo, nhưng đám ruộng gần 2 ha tui thuê ở xã bên thì bơm bằng máy xăng nên chi phí tăng lên đáng kể. Mỗi chuyến thăm ruộng bằng vỏ máy đi về hết cả chục lít xăng, mỗi lần bơm cho đủ nước cũng phải 30 lít xăng nữa. Hơn nữa, bây giờ phun thuốc trên ruộng lúa cũng phải sử dụng máy xăng để trên xuồng đẩy đi. Mỗi vụ bơm nước 4-5 đợt, xịt thuốc trừ cỏ, sâu, bệnh gần chục lần nên riêng chi phí đội lên do xăng tăng giá cũng mất đứt từ 1,5-2 triệu đồng/ha. Nếu tới cuối vụ mà giá lúa không tăng thì coi như hết lời”.

Nghịch lý là chi phí mọi thứ đều tăng nhưng giá hải sản lại sụt giảm, hầu hết các loại cá biển giá đều giảm khoảng 20% so với cùng kỳ nên số tàu bị thua lỗ ngày càng nhiều. Bây giờ giá dầu tăng thêm nữa chắc chắc con số thua lỗ sẽ tăng lên nhiều.

Còn ông Trương Bá Thành, ở xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai, TP.Cần Thơ than phiền: “Xăng dầu năm nào cũng tăng nông dân làm lúa như vậy làm sao có lãi được. Cứ mỗi khi xăng dầu tăng giá thì sẽ kéo các thức khác như phân bón, thuốc BVTV, công lao động, giá thuê máy cày, máy suốt đều tăng theo. Hiện nay tôi đang xuống giống 2 ha lúa HT, đang tập trung bơm tát nước vào ruộng mấy bữa nay, cứ hai ngày tôi phải tốn gần 25 lít dầu để bơm nước vào chống hạn, giá dầu tăng lên tôi phải tăng thêm chi phí cho vụ mùa này. Nếu giá lúa nằm ở mức trên 6.000 đồng/kg thì may ra nông dân mới có lãi, chứ thấp như hiện nay là lỗ nặng”.

Không chỉ nông dân chịu tác động bởi việc tăng giá xăng dầu mà ngư dân đi biển cũng khó khăn không kém. Ông Trương Văn Ngữ, Chủ tịch Hội Nghề cá TP Rạch Giá (Kiên Giang) cho biết, toàn thành phố hiện có 1.780 chiếc tàu cá, trong đó có khoảng 65% tàu làm nghề cào đôi. Đây là nghề tiêu tốn nhiên liệu rất lớn, trung bình mỗi chuyến biển từ 25-30 ngày, một cặp cào đôi “đốt” hết 30.000 – 40.000 lít dầu. Cộng hết tiền dầu, nhớt, ngư lưới cụ, nước đá, thực phẩm… chủ tàu phải tốn trên tỷ đồng cho mỗi chuyến ra khơi.

Với giá dầu tăng như hiện nay thì mỗi chuyến biển phải đội chi phí thêm cả chục triệu nữa, ngư dân vốn đã khó khăn càng khó khăn hơn. Theo ông Ngữ, hiện đang có 60-65% tàu cá hoạt động thua lỗ, chỉ có khoảng 15-20% hoạt động theo tổ đội, có sự liên kết hỗ trợ nhau thì còn lời được chút đỉnh, cố cầm cự để vượt qua khó khăn.

Nguồn: http://nongnghiep.vn/

Back to Top