báo gia đình, ẩm thực, dịch vụ xe, kênh giải trí, mẹ và bé, giá xe ô tô, giá xe máy, du lịch, phun xăm thẩm mỹ, mua xe cũ, xu hướng làm đẹp, Mỹ phẩm, Mỹ phẩm Nhật, Báo asahi, Thắt lưng, Làm bác sĩ, Mỹ phẩm Nhật Bản, Sức khỏe, Làm đẹp dưỡng da, Dinh dưỡng sức khỏe

Năm vừa qua, Việt Nam xuất hơn 7,7 triệu tấn gạo, dù tạo ra danh tiếng trên thương trường nhưng lĩnh vực xuất khẩu gạo của ta vẫn tồn tại một nghịch lý: sản lượng nhiều nhưng người trồng lúa vẫn thua lỗ.

Nông dân... vẫn thua

Bốn năm qua (từ năm 2008-2012), sản lượng gạo xuất khẩu của nước ta tăng lên hơn 65%, bình quân tăng 16%/năm, trong khi tổng doanh thu từ xuất khẩu gạo chỉ tăng 29,5%, xấp xỉ 7,5%/năm, như vậy là mức chênh lệch gấp hơn 2 lần so với bình quân tăng xuất khẩu hàng năm. Điều đó chứng tỏ, giá trị gia tăng của sản phẩm gạo xuất khẩu của Việt Nam còn thấp và đối tượng gánh chịu hệ lụy đó không phải là doanh nghiệp (DN) mà là người nông dân.

Thực tế thấy, gạo xuất khẩu có giá thấp thì đương nhiên khi mua thóc của nông dân, DN cũng mua ở mức thấp. Trong cùng thời điểm và sản phẩm có phẩm cấp như nhau, thế mà chẳng hiểu vì sao gạo Việt Nam xuất khẩu luôn có giá thấp hơn các đối thủ khác.

Nhìn lại năm 2012, Việt Nam xuất khẩu 7,72 triệu tấn gạo, tăng 615.000 tấn so với năm 2011 nhưng tổng doanh thu lại thấp hơn tới hơn 200 triệu USD. Khoản tiền bị “âm” khổng lồ đó đã làm hàng triệu người dân trồng lúa trở thành nạn nhân của xuất khẩu gạo giá thấp. Như vậy, hiệu quả kinh tế mà xuất khẩu gạo năm 2012 đã lộ rõ sự thụt lùi so với trước.

Sở dĩ có điều này chủ yếu là do các DN xuất khẩu gạo mải mê chạy theo số lượng hơn là tạo ra hiệu quả cho người trồng lúa. Nên biết rằng trong năm 2012, Thái Lan chấp nhận mua lúa của dân và để tồn kho gần 13 triệu tấn gạo chứ không tham xuất khẩu bằng mọi giá. Trước đây cũng như hiện nay, trong xuất khẩu gạo, Thái Lan luôn vì mục tiêu tạo lợi nhuận cho người trồng lúa, nhằm đảm bảo cho đời sống của họ - một bộ phận chiếm phần đông dân số.

Cần loại bỏ dần lợi ích nhóm

Vừa qua, hãng tin Reuters dẫn số liệu cho thấy, gạo trắng loại 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức 410 - 415 USD/tấn, giảm so với mức 420 USD/tấn của tuần đầu tiên trong tháng 1/2013.

Trước thực tế đó, các chuyên gia đã chỉ ra ít nhất 3 yếu tố khiến giá gạo không “ngoi” lên được, đó là chất lượng gạo Việt Nam chưa cao, gạo Việt Nam chưa có thương hiệu trên thị trường quốc tế và sự cạnh tranh của các cường quốc gạo khác. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ chốt nhất và có lẽ là “cội nguồn” của 3 nguyên nhân trên chính là một “mắt xích thừa” trong quy trình sản xuất, cung ứng lúa gạo ở Việt Nam, đó là lợi ích nhóm của thương lái, đặc biệt là thương lái Trung Quốc.

Hiện nay, nhiều thương lái đang hoạt động trên tất cả các cánh đồng lớn nhỏ ở Việt Nam, trong đó có một bộ phận không nhỏ thương lái Trung Quốc có ý định đầu cơ gạo khi các vụ mùa về. Thực trạng này phản ánh mức độ liên kết yếu kém giữa DN và nông dân nước ta, đồng thời cho thấy sự hạn chế trong vai trò quản lý, điều phối chung của Nhà nước ở mô hình liên kết “4 nhà”. Và thương lái cũng là yếu tố khiến chất lượng, thương hiệu và sức cạnh tranh của gạo Việt giảm, trong đó hệ luỵ cuối cùng là giá thu mua lúa gạo của nông dân thấp.

Đầu tiên phải kể đến là các chiêu “phá hoại” của thương lái Trung Quốc khiến gạo Việt mang “tiếng xấu”, đó là mua gạo được sản xuất từ các giống lúa cũ, lạc hậu, năng suất thấp với giá cao, nhằm kích thích người dân quay về các giống lúa vốn đã bị Nhà nước đưa vào danh sách loại bỏ. Nhiều trường hợp thương lái Trung Quốc còn mua “gạo độn” tạp nham với giá cao, sau đó xuất khẩu ra nước ngoài với nhãn mác gạo Việt, khiến thương hiệu gạo Việt bị ảnh hưởng nghiêm trọng, và khi đó, sức cạnh tranh của gạo Việt với các sản phẩm gạo có tiếng như Thái Lan sẽ trở nên yếu kém.

Ngoài ra, khi thương lái Trung Quốc xuất hiện, nhóm lợi ích trung gian này sẽ thu một lượng thặng dư không nhỏ từ mức chêch lệch giá khi bán cho DN xuất khẩu. Vô hình trung, liên kết DN-nông dân không chỉ bị đứt gãy mà cả 2 “nhà” đều mất đi lượng chi phí trung gian không cần thiết cho thương lái, đồng thời còn tạo kẽ hở cho gạo Việt “chảy máu” liên tục. Ngay cả khi Chính phủ ban hành quy định thu mua lúa gạo tăng 30% về giá thì bản chất của một nền nông nghiệp giá rẻ vẫn chưa có gì thay đổi.

Đã đến lúc chúng ta phải nghiêm túc xem lại việc triển khai thực hiện liên kết “4 nhà” nhằm đảm bảo lợi ích tối đa cho nền sản xuất lúa gạo trong dài hạn.

Tại Hội nghị tổng kết sản xuất lúa năm 2012, kế hoạch năm 2013 và đẩy mạnh phát triển cánh đồng mẫu lớn tổ chức tại Kiên Giang mới đây, Bộ Nông nghiệp và PTNT cho biết, năm 2012, diện tích sản xuất lúa của cả nước đạt khoảng 7,760 triệu hecta, tăng 117.000ha so với năm 2011. Tổng sản lượng ước đạt khoảng 43,96 triệu tấn, tăng 1,64 triệu tấn.

Sau 2 năm thực hiện chương trình cánh đồng mẫu lớn, các địa phương trong cả nước đã triển khai được hơn 78.600ha lúa, trong đó các tỉnh phía Nam đạt 59.800ha. Qua đánh giá thấy, lợi nhuận thu được từ mô hình cao hơn so với ngoài mô hình từ 2,2 - 7,5 triệu đồng/ha.

Thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và PTNT định hướng xây dựng cánh đồng mẫu lớn thành vùng nguyên liệu lúa hàng hóa, xuất khẩu quy mô 1 triệu hecta; xây dựng thương hiệu lúa gạo theo VietGAP.

Nguon: http://www.kinhtenongthon.com.vn

Việt Nam xuất khẩu lượng gạo lớn nhưng giá luôn thấp hơn gạo của Thái Lan vài chục USD/tấn, nguyên do là gạo Việt Nam chưa có thương hiệu và chất lượng chưa ổn định.

Trong khi đó, trên thị trường nội địa, gạo đóng gói có nhãn hiệu bày bán ở các siêu thị cũng có giá cao hơn gạo cùng loại ở các sạp khoảng 20%. Do đó, điều cần làm là xây dựng thương hiệu lúa gạo trên cơ sở chuẩn hóa chất lượng lúa gạo theo tiêu chuẩn quốc tế.

Điều kiện là doanh nghiệp có chiến lược xây dựng thương hiệu gạo chất lượng cao tham gia “Liên kết bốn nhà”, cụ thể là tham gia chuỗi giá trị, liên kết xây dựng vùng nguyên liệu thông qua hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, để bảo đảm chất lượng nguồn nguyên liệu chế biến.

Theo ông Richard Moore, chuyên gia Thương hiệu thế giới: "Giá gạo liên quan đến chất lượng gạo và phương cách giao hàng. Nâng cao giá trị hạt gạo cần sự đầu tư lớn về tiếp thị, bao bì và bán hàng. Xây dựng thương hiệu hạt gạo từ sản phẩm thông thường khi gắn lên bao bì một thương hiệu là gắn với tạo dựng uy tín và liên hệ với khách hàng trên thị trường. Thái Lan làm thương hiệu rất tốt nên họ vẫn là nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới và giá trị luôn cao hơn Việt Nam".

Còn Chủ tịch Hiệp hội Makerting thế giới, ông Hermawan Kartajaya, khi nói về vấn đề này đã cho rằng do chúng ta chưa khám phá ra tính đặc trưng của hạt gạo Việt Nam, làm cho nó trở nên nổi trội lên và giúp cho người tiêu dùng có thể phân biệt đâu là gạo Việt Nam, đâu là gạo Thái Lan hay Trung Quốc... Có như thế, chúng ta mới đánh đúng vào tâm lý của người tiêu dùng. Một khi đã được nhận biết và ưa chuộng một thương hiệu, vấn đề giá cả sẽ trở thành thứ yếu và người ta sẵn sàng bỏ tiền ra để mua vì sự hài lòng, thay vì phải phân vân hay mặc cả về giá cả.

Vì vậy, vấn đề tạo mối liên hệ chặt chẽ với nông dân, nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu sản phẩm, duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu. Phải xem đây là những vấn đề cốt tử, mang tính vĩ mô của nền kinh tế khi vẫn còn dựa vào thế mạnh nông nghiệp.

Bộ Công Thương cho biết, theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, kể từ năm 2011, các công ty nước ngoài được quyền tham gia xuất khẩu gạo của Việt Nam. Nắm bắt lộ trình này, hiện nay các công ty kinh doanh gạo nước ngoài cũng đã thiết lập đại diện tại Việt Nam, mặc dù không tham gia trực tiếp xuất khẩu gạo, nhưng họ đã cung cấp dịch vụ, làm đại lý cho công ty lương thực tỉnh, hoặc ký hợp đồng với các công ty xuất khẩu. Đây cũng là điều đáng lo cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong nước nếu không có sự chuẩn bị kịp thời.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, năm 2010 xuất gạo sẽ có nhiều thách thức, đòi hỏi phải có sự liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và kinh doanh, vì thương mại có tác dụng hướng dẫn sản xuất và xác định kết quả sản xuất bằng cách tiêu thụ hợp lý sản phẩm làm ra. Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu để nâng cao giá trị sản phẩm và xác lập thị phần..., các doanh nghiệp cần liên kết với nông dân xây dựng vùng nguyên liệu chuyên canh để bảo đảm sản xuất đáp ứng yêu cầu chất lượng và xây dựng thương hiệu riêng.

Trong các tỉnh, thành của khu vực, An Giang là một địa phương có thành tích vượt trội, với sản lượng lúa cao nhất nước. Nhờ có sự phối hợp chặt chẽ giữa công tác khuyến nông với đội ngũ nông dân sản xuất giỏi, việc chuyển giao khoa học kỹ thuật trong canh tác lúa được thực hiện đều khắp đã giúp đồng ruộng An Giang ngày càng tăng giá trị sản xuất, mang lại hiệu quả cao. Điều đó cũng khiến cho An Giang trở thành nơi tập trung đông đảo các doanh nghiệp kinh doanh ngành xay xát, chế biến, cũng như thu hút các đơn vị thu mua lúa gạo lớn của cả nước. Trong đó đã có nhiều doanh nghiệp liên kết với nông dân tạo dựng được thương hiệu riêng cho mình.

Điển hình như Công ty xuất nhập khẩu An Giang (Agimex) liên doanh với một công ty của Nhật Bản từ năm 1990 lấy tên là Agimex- Kitoku chuyên trồng và mua bán lúa gạo. Diện tích trồng lúa ban đầu chỉ có 40ha, năng suất 5 tấn/ha, nay đã tăng lên 1.870ha. Liên doanh bị lỗ suốt 13 năm liền. Nhưng trong vòng 5 năm trở lại đây liên doanh đã có lãi, mặc dù sau khi đã trừ đi số lỗ cũ, liên doanh vẫn còn lãi nhiều. Lãi lớn nhất của liên doanh là thương hiệu gạo mang tên Agimex-Kitoku.

Là tỉnh có sản lượng lúa lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh An Giang đã đầu tư 3,4 tỷ đồng để thực hiện chương trình xây dựng chất lượng thương hiệu gạo xuất khẩu theo tiêu chuẩn Global GAP trên 3 dòng lúa gạo đặc sản nổi tiếng của địa phương là nàng Nhen Bảy Núi, gạo thơm Châu Phú và nếp Phú Tân với thời gian thực hiện trong 3 năm (2008-2011). Chương trình này nhằm gắn kết giữa nhà nông và doanh nghiệp để xây dựng thương hiệu gạo An Giang, đáp ứng nhu cầu thị trường cao cấp trong nước và xuất khẩu. Không chỉ riêng ở An Giang mà hiện nay ở nhiều tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long đã và đang xúc tiến xây dựng thương hiệu lúa gạo để nâng cao năng lực cạnh tranh, bán được giá cao và đem lại lợi nhuận nhiều hơn cho nông dân.

Ở tỉnh Tiền Giang có hợp tác xã Mỹ Thành Nam đã thực hiện quy trình sản xuất gạo theo tiêu chuẩn Global GAP và tháng 9/2008 đã được công nhận tiêu chuẩn này. Hiện nay, Công ty trách nhiệm hữu hạn ADC đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm của hợp tác xã với giá cao hơn giá thị trường 20 %.

Tỉnh Bạc Liêu cũng thành công trong việc xây dựng thương hiệu gạo Một Bụi Đỏ Hồng Dân. Hiện Bạc Liêu có 18.722ha đang trồng loại lúa này, tập trung ở hai huyện là Hồng Dân và Phước Long. Năm 2008, gạo Một Bụi Đỏ Hồng Dân đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học Công nghệ) cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý, hứa hẹn tạo ra nhiều lợi thế cho thương hiệu của mình trong xuất khẩu. Mới đây, gạo Một Bụi Đỏ Hồng Dân đã ký kết họp đồng cung cấp 25.000 tấn cho thị trường châu Âu, với tổng trị giá 375 tỷ đồng.

Trong những năm gần đây, tỉnh Sóc Trăng đã lai tạo thành công những dòng gạo đặc sản ST như ST3, ST5, ST10 được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng với giá bán từ 15.000-17.000 đồng/kg, cao hơn hẳn so với gạo thường. Để khai thác lợi thế này, Sóc Trăng đã quy hoạch vùng lúa đặc sản xuất khẩu tại vùng lúa cao sản của 4 huyện Ngã Năm, Mỹ Tú, Thạnh Trị và Kế Sách, phấn đấu đưa diện tích từ 30.000ha hiện nay lên 50.000ha vào năm 2010 và 100.000ha vào năm 2020.

Từ những nỗ lực quy hoạch và phát triển vùng lúa gạo đặc sản chất lượng cao gắn với việc xây dựng thương hiệu phục vụ cho xuất khẩu ở các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long, chắc hắn sẽ nâng cao năng lực cạnh trạnh cho hạt gạo Việt Nam trên thương trường quốc tế./.

Lê Hiền (Vietnam+)

Lúa ĐX ở Nam bộ đang thu hoạch cuối vụ. Một số địa phương vừa gặt lúa xong đã xuống giống hơn 300.000 ha lúa xuân hè (hay còn gọi là HT sớm) giữa lúc căng thẳng vì khô hạn, mặn xâm nhập bủa vây vùng ven biển. NNVN có cuộc trao đổi với GS.TS Bùi Chí Bửu về giải pháp đối phó, yểm trợ kỹ thuật giúp nông dân tiếp tục trúng mùa.

 

Vụ lúa ĐX lại thắng nhưng vụ HT đang gặp thời tiết diễn biến bất lợi, có ảnh hưởng đến năng suất?

Năng suất lúa vụ ĐX lúa đã chạm trần. Ở các nước trên thế giới năng suất lúa tăng dưới 1% còn Việt Nam hiện nay tăng từ 1,65 - 2%, xếp vào loại tuyệt vời, gấp đôi thế giới. Trình độ thâm canh của nước ta gây nhạc nhiên cả thế giới. Hiện nay vụ HT có năng suất bình quân tăng cao nhất 170 kg/ha, vụ ĐX chỉ tăng 50 kg/ha, vụ TĐ tăng 30 kg/ha, còn vụ mùa giảm.

Do vậy tiềm năng lúa vụ HT còn lớn và rơi vào các tỉnh duyên hải Trung Nam bộ và Đông Nam bộ. Bởi những những nơi đó năng lượng bức xạ lớn khoảng 430 Kcal/cm2, trong khi vùng ĐBSCL khoảng 370-390 Kcal/cm2. Do các tỉnh Nam Trung bộ và Đông Nam bộ có năng lượng bức xa dữ dội và nếu trình độ thâm canh nâng lên, điều kiện nước tưới đảm bảo, tiềm năng năng suất lúa vùng này có khả năng tăng lên bình quân 200 kg/ha.

Có ý kiến cho rằng trước tình hình khô hạn, mặn xâm nhập và nhất là yếu tố nhiệt độ tăng sẽ ảnh hưởng năng suất lúa?

Hiện nay có 2 yếu tố cần phần biệt, khi lúa bị khô hạn vào lúc trổ sẽ làm giảm sự thụ phấn; còn khi bị nóng, nhiệt độ nóng ban ngày trên 36 oC, nhưng nóng ban đêm mới quan trọng, nhiệt độ nóng đến 29 oC đáng lo ngại. Vì độ nóng đến 27 oC trở lên cây lúa đã bị ảnh hưởng, có thể làm hạt lép, năng suất giảm.

Vụ ĐX rất may là nền nhiệt độ ban đêm rất tốt, chỉ có vụ HT hết sức chú ý. Do vậy chúng ta phải tính toán sắp xếp mùa vụ, lúa trổ vào lúc nào. Lúa HT trổ vào khoảng tháng 7, tháng 8 gặt, lúc đó đã có mưa. Nhưng lúa XH hay còn gọi là HT sớm nhiệt độ ban đêm rất cao, lên tới 29 oC làm lúa lép, năng suất giảm.

Vụ lúa HT mưa nắng xen kẽ, có biện pháp nào chế ngự điều kiện bất lợi, tiếp tục gia tăng năng suất?

Như đã nói trên, vụ HT tiềm năng năng suất lúa còn rất lớn, tốc độ tăng bình quân 170 kg/ha. Trước đây năng suất trên 3 - 4 tấn/ha nay đã vượt trên 5 tấn/ha và tiềm năng còn tăng nữa. Biện pháp chính là canh tác lúa theo lịch thời vụ. Nông dân nên tuân thủ khuyến cáo đúng lịch thời vụ của Bộ NN-PTNT, không nên làm lệch đi. Vì nếu gieo sạ sớm qúa sẽ rơi vào vụ XH nhiệt độ tăng về đêm, còn nếu gieo sạ trễ quá sẽ “chạm” vụ lúa TĐ.

Về mặt kỹ thuật canh tác, ông nhận định và khuyến cáo gì các vụ lúa còn lại trong năm?

Điều cần lưu ý là vừa qua các địa phương dù có khuyến cáo "3 giảm, 3 tăng" nhưng thực tế trên đồng mật độ lúa gieo sạ vẫn còn tăng rất cao. Bà con nông dân có xu hướng phải gieo sạ lại nhiều. Đó là điều các tỉnh cần cảnh báo, chỉ đạo SX; công tác khuyến nông tích cực hướng dẫn nông dân giảm lượng giống gieo sạ để đảm bảo an toàn.

Trong khuyến cáo phải dùng giống xác nhận, ở ĐBSCL có khoảng 30%; các mô hình cánh đồng mẫu sử dụng dụng giống xác nhận khá hơn. Đối với vùng Đông Nam bộ, vụ HT có tiềm năng tăng năng suất lớn. Do đó trong công tác chỉ đạo SX nếu áp dụng “đúng bài” dùng giống xác nhận, áp dụng "1 phải 5 giảm" theo khuyến cáo Cục Trồng trọt, lúa sẽ trúng mùa.

Hiện nay điều tôi lo lắng là tình hình lạm dụng thuốc trừ sâu đến mức báo động. Năm nay hạn, mặn cuối vụ có dấu hiệu nghiêm trọng. Hạn chính là thách thức rất lớn, ảnh hưởng đến khả năng thụ phấn và sẽ làm tỷ lệ lúa lép rất cao nếu rơi vào giai đoạn trổ. Hiện giống OM6162 trồng ở vùng khô hạn Đông Nam bộ, Tây Nguyên và vùng ĐBSCL cho thấy thích nghi khá tốt.

Riêng vụ lúa TĐ các tỉnh ĐBSCL có kế hoạch SX hơn 800.000 ha, tăng hơn 30.000 ha so vụ TĐ năm trước, ông nghĩ sao?

Tôi nhận thấy ở hai tỉnh đầu nguồn An Giang, Đồng Tháp có kế hoạch tăng diện tích lúa TĐ lên quá cao, chiếm diện tích lớn nhất trong tổng số hơn 800.000 ha của toàn vùng. Theo tôi vụ lúa TĐ duy trì ngưỡng 600.000 - 700.000 ha là vừa.

Vì sao vừa qua SX lúa thơm vừa tăng lên rồi lại bán chậm?

Thị trường gạo thế giới mua bán khoảng 30 triệu tấn gạo, với giá trị khoảng 10 tỷ USD. Trong đó gạo VN xuất với giá trị 3,7 tỷ USD, chiếm hơn 1/3. Tôi cho rằng VN nên đi vào thị trường gạo trắng hạt dài. Còn chọn vào thị trường gạo thơm cửa rất hẹp, nhu cầu thị trường chỉ khoảng 2 - 3 triệu tấn, trong đó gạo thơm Thái Lan chiếm khoảng 1,6 - 1,8 triệu tấn tùy theo năm; gạo Basmati Ấn Độ chiếm khoảng 300.000 tấn, còn một số nước khác không đáng kể.

 

Trước đây VN xuất mỗi năm khoảng 50.000 tấn gạo thơm. Đến năm 2005 - 2006 xuất 100.000 tấn/năm và đặc biệt năm vừa qua (2012) VN xuất trên 500.000 tấn. Đó là một tín hiệu đặc biệt vô cùng. Và cũng chính vì tín hiệu đó năm nay tiếp tục đẩy lượng lúa thơm Jasmine tăng lên, kết quả như đã thấy… Nhu cầu thị trường không cao.

Nguon:http://nongnghiep.vn

Chưa phát hiện nước uống hằng ngày được sản xuất từ nguồn sông này bị nhiễm độc.

Như chúng tôi đã phản ánh, hằng đêm nhiều người đã dùng thuốc trừ sâu Saphen Anpha và Factac đổ xuống sông Đồng Nai để bắt cá, tôm làm thủy sản cạn kiệt và làm ô nhiễm nguồn nước uống của người dân Đồng Nai và TP.HCM. Có người đã đổ cả chai thuốc ở đoạn sông ngay họng hút nước của Nhà máy nước Thiện Tân (xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, nơi cung cấp nước cho TP Biên Hòa) làm người dân hoang mang: Liệu nguồn nước họ uống hằng ngày có bị nhiễm thuốc độc.

Trao đổi với chúng tôi, ông Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Nhà máy nước Thiện Tân, nói: Nhà máy đã sản xuất nước đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Qua kiểm định hằng ngày, nhà máy chưa phát hiện bất cứ tồn dư độc tố nào trong nước.

Sau khi xem những hình ảnh người dân đổ thuốc xuống sông ngay họng lấy nước của nhà máy mà chúng tôi cung cấp, ông Tuấn chỉ thốt lên: “Hành vi này ghê quá”!

Ông Nguyễn Quang Nam, Trưởng phân xưởng nước thô của Nhà máy nước Thiện Tân, cho hay phân xưởng thường xuyên kiểm tra và xua các ghe, thuyền đánh cá hoạt động quanh khu vực hút nước của phân xưởng…

 

Người này đang đổ thuốc trừ sâu ngay họng hút nước của Nhà máy nước Thiện Tân để bắt tôm, cá. Ảnh: VT

Về hai loại thuốc trừ sâu nhãn nhiệu Saphen Anpha và Factac mà người dân đổ xuống sông, ông Nguyễn Công Tú, Chi cục phó Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Nai, nói: “Hai chất này thuộc nhóm rất độc với tôm, cá và con người (độ độc thuộc nhóm 2, độ độc cao). Chất độc tồn dư của hai loại thuốc trừ sâu này nhiễm trong nước chưa được đánh giá. Tuy nhiên, khi con người uống phải nước có tồn dư của hai loại thuốc trừ sâu này, chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe”.

Liên quan đến việc ngăn chặn, xử lý việc đánh cá, tôm trên sông Đồng Nai bằng thuốc sâu, ngày 14-3, ông Hoàng Văn Thống, Chánh Thanh tra Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai, thông tin: Thanh tra Sở đã có văn bản gửi Sở NN&PTNT và các huyện, TP Biên Hòa tăng cường công tác kiểm tra dọc ven sông, xử lý nghiêm người dân dùng thuốc trừ sâu và các hành vi vi phạm pháp luật khác khai thác thủy sản trên dòng sông này.

Cũng theo ông Thống, mặc dù hành vi đổ chất độc ra sông là rất nghiêm trọng nhưng hiện nay các cơ quan chức năng chỉ dừng lại ở việc xử phạt hành chính theo Nghị định 117/2009/NĐ-CP của Chính phủ mà thôi.

Theo nhiều ngư dân sống dọc sông Đồng Nai, dòng sông này đang cạn dần nguồn tôm, cá. Thậm chí chính những người đổ thuốc trừ sâu xuống sông có khi lỗ vốn vì dù đã đổ hàng lít thuốc nhưng tôm, cá không còn để bắt! Chưa hết, cách đánh bắt bằng thuốc độc này còn là nguyên nhân làm hàng chục bè cá của người dân xã Lạc An phải tháo dỡ vì nguồn nước nhiễm độc, cá bị nổ mắt, phồng vảy chết hàng loạt…

Khó xử lý hình sự

“Việc đánh bắt thủy sản bằng thuốc sâu đã hủy diệt nguồn lợi thủy sản, gây ô nghiễm môi trường, nhiễm độc nguồn nước. Điều này vi phạm Luật Thủy sản”. Tùy theo tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi, người vi phạm có thể bị xử phạt từ 5 triệu đến 7 triệu đồng theo Nghị định 117/2009/NĐ-CP. Ngoài ra, người vi phạm còn bị phạt bổ sung tịch thu, tiêu hủy ngư cụ, công cụ khai thác bị cấm sử dụng”. ThS Võ Trung Tín, giảng viên Luật Môi trường, ĐH Luật TP.HCM, nói.

Về hành vi đổ thuốc trừ sâu xuống sông có thể bị xử lý hình sự hay không? ThS Mai Khắc Phúc, giảng viên Luật Hình sự, ĐH Luật TP.HCM, giải thích: Theo Điều 188 Bộ luật Hình sự, chỉ xử lý hình sự khi hành vi này gây hậu quả nghiêm trọng hoặc bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, mà chưa được xóa án tích. Thực tế rất ít có trường hợp nào bị xử lý hình sự về tội danh này vì hiện chưa có hướng dẫn gây thiệt hại thế nào là hậu quả nghiêm trọng.

l Về vụ Đồn biên phòng Xuân Thịnh (Phú Yên) bắt quả tang bốn người sử dụng chất độc để đánh bắt hải sản ngày 13-3, chiều 14-3, Trung tá Bùi Ngọc Hòa, Đồn trưởng Đồn biên phòng Xuân Thịnh, cho biết: Cơ quan này đang củng cố hồ sơ, xem xét để có hướng xử lý hình sự hay xử phạt hành chính những người vi phạm.

Nguồn: http://www.baomoi.com

Theo Sở NN-PTNT Long An, trong tuần qua, giá lúa tươi trên địa bàn tỉnh đã tăng kên. Lúa tươi loại thường hiện có giá 4.500 - 4.600 đ/kg (tăng 100 đ/kg).

Lúa tươi chất lượng cao có giá 4.800 - 5.000 đ/kg (tăng 200 đ/kg). Giá lúa khô trong tuần qua cũng đã tăng nhẹ khoảng 50 đ/kg so với cuối tháng 2. Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết, lúa khô loại thường hiện có giá 5.250 - 5.350 đ/kg, lúa khô chất lượng cao 5.450 - 5.550 đ/kg. Đến ngày 7/3, các tỉnh ĐBSCL đã thu hoạch được 700 ngàn ha lúa Đông xuân 2012 - 2013 với năng suất bình quân 6,6 tấn/ha

Trước tình trạng nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh tại Tiền Giang ngày càng bộc lộ nhiều rủi ro thì mô hình luân canh tôm - lúa đã thể hiện rõ ưu thế, tuy nhiên, để nhân rộng mô hình này không đơn giản.

Theo thống kê của Chi cục Thủy sản Tiền Giang, năm 2012, diện tích thả nuôi tôm toàn tỉnh đạt 5.082,7ha, trong đó nuôi tôm công nghiệp 3.012,9ha, tuy nhiên, diện tích nuôi bị thiệt hại lên đến 927,8ha, chỉ có khoảng 30% số hộ nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh có lợi nhuận.

Chính những yếu kém của hình thức nuôi tôm công nghiệp mà mấy năm gần đây, mô hình tôm-lúa ngày càng phát triển, chủ yếu tập trung ở huyện Tân Phú Đông. Nếu như năm 2009, diện tích kết hợp tôm-lúa của tỉnh chỉ khoảng 200ha thì hiện nay tăng lên gấp 3 lần, riêng Tân Phú Đông có 554,49ha. Tại các mô hình, năng suất lúa mỗi năm đạt bình quân 5,1 tấn/ha, tôm khoảng 200-300 kg/ha nên nông dân có lợi nhuận khá.

Theo các chuyên gia nông nghiệp, việc trồng lúa trên đất nuôi tôm không những không xảy ra “xung đột” trong quá trình canh tác mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực trong mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Vào mùa khô, nước trong sông rạch mặn thì lấy vào nuôi tôm, đến khi mưa xuống, nước ngọt dồi dào thì lại lấy vào trồng lúa.

Thực tế thấy, khi hệ thống luân canh tôm-lúa xuất hiện thì cả hai đối tượng này đều phát triển tốt. Sau khi nuôi 1 vụ tôm thì tiến hành trồng 1 vụ lúa, khi đó, chất thải hữu cơ dưới đáy ao tôm sẽ làm cho ruộng lúa trở nên màu mỡ, do vậy nông dân chỉ cần bón một lượng phân nhỏ là đáp ứng nhu cầu phát triển của lúa. Ngoài ra, để tránh ảnh hưởng đến tôm nuôi, bà con phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp, giảm thuốc bảo vệ thực vật nên mô hình này có chi phí thấp, lợi nhuận từ đó mà tăng lên.

Mặc dù mô hình tôm-lúa tại Tiền Giang đã hình thành từ hơn 10 năm qua nhưng việc nhân rộng gặp không ít khó khăn.

Theo Trạm Thủy sản số 3, khó khăn đầu tiên của mô hình là chưa có quy hoạch cụ thể, diện tích mô hình tôm-lúa còn xen lẫn với nuôi tôm công nghiệp, dẫn đến hệ thống thủy lợi chưa đồng bộ. Trong khi đó, người dân thực hiện mô hình tôm-lúa chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống, chưa chủ động ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, thiếu sự liên kết, hợp tác giữa nông dân với các đối tượng có liên quan; nguồn tôm giống chưa đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng.

Để giải quyết những khó khăn này, các chuyên gia ngành nông nghiệp cho rằng, các địa phương cần rà soát, quy hoạch hợp lý vùng tôm-lúa, từ đó đầu tư xây dựng hạ tầng hợp lý; Nhà nước cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ tổ chức sản xuất mô hình tôm-lúa theo hướng hợp tác; tăng cường tập huấn kỹ thuật, nhất là về quản lý môi trường nước và phòng trị bệnh trên tôm nuôi.

Các viện, trường cũng cần quan tâm nghiên cứu tìm ra bộ giống lúa có phẩm chất gạo tốt, có khả năng thích nghi ở các vùng sinh thái khác nhau; nghiên cứu và thử nghiệm các giải pháp xử lý chất thải nhằm bảo vệ trường vùng nuôi tôm-lúa.

Về phía nông dân, bà con cần làm tốt khâu cải tạo ao nuôi, tăng cường sử dụng cơ giới hóa để giảm bớt áp lực do thiếu lao động; cần tìm nguồn cung cấp giống có uy tín, thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra chất lượng giống cũng như sự đồng đều của tôm giống; chỉ nên thả tôm giống 1-2 lần/vụ với mật độ 5-10 con/m2.

Tại hội nghị bàn về việc phát triển mô hình tôm - lúa ở ĐBSCL mới đây, ông Bùi Bá Bổng, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT khẳng định, canh tác tôm-lúa là mô hình “nông nghiệp thông minh”, do đó cần được tiếp tục nghiên cứu để phát triển.

Nguồn: Theo Kinh tế Nông thôn

Hội nghị phát triển lúa và xây dựng thương hiệu gạo trên vùng luân cánh tôm-lúa ở ven biển ĐBSCL lần thứ 3 vừa được Bộ NN-PTNT tổ chức tại tỉnh Sóc Trăng. Với sự đồng thuận cao từ Bộ NN-PTNT, ngành Nông nghiệp các tỉnh ven biển ĐBSCL, các nhà khoa học, doanh nghiệp, đã mở ra một hướng đi đầy triển vọng cho cây lúa trên vùng đất nuôi tôm.

* Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng: “Phải tạo nên sự khác biệt về chất, để xây dựng một thương hiệu mạnh”

Bộ cũng đã có định hướng phát triển cây lúa luân canh nuôi tôm ở các tỉnh ven biển ĐBSCL trên cơ sở tạo nên sự khác biệt về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, nhằm tạo nên giá trị sản xuất cao hơn và một thương hiệu mạnh. Vấn đề hiện nay là phải chọn lọc những giống phù hợp nhất, khác biệt với các vùng sản xuất lúa khác để hình thành nên một vùng sản xuất lúa hoàn toàn khác biệt. Tốt nhất là những giống lúa trung mùa, lúa mùa, hay lúa thơm và mỗi tỉnh chỉ nên chọn ra một vài giống thích hợp nhất, có chất lượng cao nhất để xây dựng thương hiệu được dễ dàng hơn. Đây mới chính là mô hình “Nông nghiệp thông minh” như một số nước phát triển đang thực hiện. Trước mắt, cần thí điểm trên diện tích vừa phải mô hình sản xuất lúa hữu cơ.

* Ông Trương Thanh Phong - Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA): “Vấn đề là giống và quy trình canh tác để ổn định chất lượng”

Vấn đề là chúng ta phải quy hoạch bao nhiêu loại giống là vừa, quy trình sản xuất như thế nào để ổn định được sản lượng và chất lượng cho xây dựng thương hiệu. Từ trước đến nay, chúng ta chưa xây dựng được thương hiệu cho lúa gạo là do chúng ta chưa có vùng sản xuất tập trung một vài loại giống có chất lượng và ổn định được sản lượng. Chúng ta không nên đặt mục tiêu giá xuất khẩu cho gạo thơm từ 1.000 USD/tấn vì hiện nay chúng ta vẫn chưa có đủ giống đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, ổn định như Thái Lan hay Ấn Độ, nhưng với mức giá xuất khẩu cao nhất như vừa qua là 850 USD/tấn cũng đã đủ để nâng cao thu nhập cho người trồng lúa thơm.

Thị trường gạo cấp thấp của Việt Nam hiện vẫn còn khó, nhưng thị trường gạo thơm và gạo cao cấp khác vẫn rất khả quan, nên việc tập trung cho chất lượng sẽ là hướng đi hiệu quả và lâu dài. Vì vậy, Hiệp hội sẽ chỉ đạo các doanh nghiệp thành viên tham gia cùng các địa phương trong việc phát triển mô hình tôm-lúa.

* Kỹ sư Hồ Quang Cua - PGĐ Sở NN-PTNT Sóc Trăng: “Chỉ cần làm cho nông dân có thu nhập cao hơn thì họ sẽ thích trồng lúa”

Trước đây, nông dân vùng nuôi tôm không thích trồng lúa vì năng suất và thu nhập còn thấp. Tuy nhiên, từ năm 2007 đến nay, việc phát triển lúa trên đất nuôi tôm đã thuận lợi hơn, do năng suất đã được cải thiện và giá bán ngày một tăng thêm. Điều đó cho thấy, nếu chúng ta làm cho nông dân có thu nhập cao hơn từ cây lúa, thì họ sẽ thích trồng lúa. Nông dân trong vùng nuôi tôm nước lợ hiện rất thích trồng các giống lúa thơm Sóc Trăng vì dễ đạt năng suất và giá bán cao. Tuy nhiên, diện tích trồng lúa thơm trong vùng nuôi tôm của Sóc Trăng chỉ mới chiếm khoảng 10%, do lượng giống chưa đáp ứng đủ yêu cầu. Các giống lúa thơm Sóc Trăng hiện được một số doanh nghiệp xây dựng nên những nhãn hiệu hàng hoá như: Nàng Xuân, Nam Đô, Xuân Hồng, Ngọc Đồng, Ngọc Đỏ, Purple Rice ST…Lúa thơm Sóc Trăng vốn rất ngon cơm, lại được trồng trên đất nuôi tôm nên sản phẩm rất an toàn.

* Bà Lưu Thị Lan - PGĐ Công ty cổ phần Grentraco: “Sẽ liên kết với Sóc Trăng để mở rộng diện tích”

Công ty đã liên kết với Sóc Trăng để xây dựng vùng nguyên liệu lúa thơm ST đạt chuẩn GlobalGap từ năm 2010 và đã xây dựng thành công thương hiệu gạo thơm Ngọc Đồng từ giống ST 13 và mới đây là thương hiệu gạo Ngọc Đỏ từ giống ST3 đỏ. Đối với giống ST 13 hiện được người tiêu dùng đón nhận rất tốt tại hầu hết các siêu thị trong nước. Công ty cũng đã giới thiệu loại gạo này tại các hội chợ quốc tế và nhận được đơn đặt hàng của khách nước ngoài, nhưng không có đủ hàng để cung ứng.

Vì vậy, trong các kỳ hội chợ quốc tế hay trong nước, công ty đều ưu tiên giới thiệu, chào hàng cho gạo thơm Sóc Trăng. Năm 2013, công ty đăng ký mở rộng vùng sản xuất ST 13 theo hướng GlobalGap tại xã Ngọc Đông (Mỹ Xuyên) để đáp ứng nhu cầu thị trường. Sở dĩ chúng tôi chọn Sóc Trăng vì chất lượng gạo nơi đây rất cao, an toàn, đủ khả năng phát triển ra nhiều thị trường thế giới.

* Bà Lê Tú Anh - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần nông nghiệp GAP: “Phát triển lúa trên đất nuôi tôm là điều kiện thuận lợi để sản xuất gạo an toàn”

Vừa qua, công ty đã có liên kết với Sóc Trăng thực hiện thí điểm mô hình sản xuất lúa sạch tại xã Hồ Đắc Kiện (Châu Thành). Công ty hiện đang rất quan tâm đến loại gạo đỏ để xuất khẩu sang Mỹ. Do đó, Công ty đang triển khai sử dụng gạo đỏ ST3 để làm gạo lức ăn liền và dự kiến lô hàng đầu tiên sẽ được xuất đi vào đầu năm 2013.

Với nền tảng cây lúa trên đất nuôi tôm là rất phù hợp với mục tiêu sản xuất gạo an toàn của công ty, nên tới đây, chúng tôi sẽ kết hợp với các tỉnh để triển khai thực hiện mô hình thí điểm, theo hướng đầu tư phân bón trả chậm đến cuối vụ và bao tiêu toàn bộ sản phẩm với giá cao hơn các quy trình sản xuất khác.

Nguồn: http://www.tuyengiao.soctrang.gov.vn

TT - Ông Bùi Đăng Hưng - chủ tịch Hiệp hội Thanh long Bình Thuận - cho biết gần một tháng nay ông phải đi giải thích với người dân trồng thanh long.

Chỉ vì bà con bức xúc trước tin nhắn từ điện thoại của ông Trần Ngọc Hiệp (phó chủ tịch hiệp hội, phụ trách mảng kinh doanh).

Đầu ra của thanh long hiện đang gặp khó khăn - ẢNH: NG.NAM

Ông Hiệp đã nhắn vào điện thoại của một số thành viên hiệp hội với nội dung: “Các anh chị chú ý tình hình mua bán quá khó khăn. Chúng ta phải đoàn kết thống nhất “mua có bạn bán có phường”. Giá hàng đẹp nhất là 10.700 đồng thôi. Nếu mua chưa được thì nghỉ vài ngày sẽ mua được, không khéo sẽ lỗ hết tiền. Đề nghị anh chị em thực hiện nghiêm mới hạ giá và kiếm lời”.

Tin nhắn này nhanh chóng được truyền đến các nhà vườn trồng thanh long khiến họ rất bức xúc. Người nông dân đặt vấn đề tại sao ông Hiệp với tư cách là thành viên của hiệp hội, là chủ một doanh nghiệp thu mua thanh long lại nhắn tin cấu kết ép giá mua thanh long của nông dân như vậy? Theo bà con nông dân, từ tin nhắn của ông Hiệp, trong tháng qua giá mua thanh long tại Bình Thuận chỉ dao động quanh mức 10.000 đồng/kg, thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái từ 4.000-5.000 đồng/kg.

Theo ông Bùi Đăng Hưng, tin nhắn với nội dung như trên đã đi ngược lại với mục tiêu của hiệp hội, khiến người trồng thanh long phẫn nộ. “Phía hiệp hội cùng đại diện Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Công thương đã đi giải thích cho bà con hiểu. Về phần anh Hiệp, chúng tôi cũng đã nói chuyện với anh ấy về sự phản cảm của tin nhắn nói trên” - ông Hưng nói.

NGUYỄN NAM - KHÁNH NGỌC

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), tính từ đầu năm đến tuần thứ hai của tháng 12 này, xuất khẩu (XK) gạo cả nước ước đã đạt trên 7,3 triệu tấn, vượt xa so với mức 7,105 triệu tấn của năm 2011.

Tuy nhiên, kim ngạch XK gạo đến thời điểm này thấp hơn năm ngoái khá nhiều. Giá trị gạo XK năm nay mới chỉ đạt khoảng 3,3 tỷ USD, trong khi năm ngoái, XK gạo đã đạt gần 3,7 tỷ USD.

Ông Trương Thanh Phong - Chủ tịch VFA nhận định, XK gạo năm 2013 sẽ khó lặp lại như năm 2012, mà có thể khó khăn hơn. Trước mắt, trong quý I.2013, giá gạo rất khó dự báo, có thể tăng hoặc giảm, nhưng gạo VN sẽ vấp phải sự cạnh tranh gay gắt hơn trong XK so với đầu năm 2012. Cụ thể, VN sẽ phải cạnh tranh với Myanmar trong XK gạo cấp thấp, với Thái Lan nếu nước này đẩy mạnh XK để giảm tồn kho...

Theo ông Phong, chưa kể, một số nước đang dự kiến giảm nhập khẩu gạo trong năm tới. Riêng Philippines đã tuyên bố có thể hủy các kế hoạch nhập gạo để giảm lượng gạo nhập khẩu trong năm tới, thậm chí không nhập gạo và đặt mục tiêu tự cung cấp đủ gạo vào cuối năm 2013. Indonesia cũng cho biết, nước này có thể không nhập khẩu gạo hoặc giảm lượng gạo nhập khẩu tối đa trong năm 2013, trong khi năm 2012 nước này đã nhập 1,7 triệu tấn. Malaysia đang tồn kho nhiều nên trong quý I tới chưa thể nhập gạo.

Chưa hết, Trung Quốc- thị trường mới vươn lên là số 1 của XK gạo VN đã ký một thỏa thuận gạo với Thái Lan. Điều này sẽ khiến việc nhập gạo VN của Trung Quốc sẽ khó dự báo và không ổn định. Chưa kể, các nước châu Phi do tồn kho nhiều nên cũng sẽ chậm nhập khẩu gạo trong năm tới...

Trước những diễn biến trên, đầu tuần này, một mặt Bộ trưởng Bộ NNPTNT đã yêu cầu Cục Chế biến, Thương mại nông lâm sản và thủy sản sớm lên kế hoạch thu mua tạm trữ gạo vụ đông xuân 2012-2013 để trình Chính phủ quyết định. Mặt khác, Bộ NNPTNT cũng đề nghị các địa phương ĐBSCL chủ động chuyển đổi cơ cấu mùa vụ theo hướng giảm diện tích vụ lúa hè thu, để đảm bảo cân đối cung - cầu nguồn lúa gạo.

Bộ Công Thương cho biết sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thông tin về thị trường lúa gạo một cách kịp thời và phối hợp với các bộ, ngành tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp về cơ chế chính sách XK phù hợp... Theo kế hoạch, cả 2 vụ đông xuân và hè thu sắp tới, toàn ngành sẽ tạm trữ 2,5 triệu tấn gạo.

Theo danviet.vn

Các lô hàng hóa nông sản, thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật khi xuất khẩu phải đảm bảo an toàn thực phẩm và được kiểm tra, kiểm dịch trước khi xuất khẩu, được cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

Cơ quan kiểm dịch thực vật sẽ không cấp giấy chứng nhận cho các lô hàng xuất khẩu không đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định. Đó là nội dung nổi bật được nêu ra trong dự thảo thông tư quy định về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm đối với thực phẩm có nguồn gốc thực vật xuất khẩu, do Bộ NN-PTNT soạn thảo và công bố ngày 5-12.

Theo đó, bắt buộc các loại nông sản, rau quả xuất khẩu phải qua kiểm tra, lấy mẫu phân tích kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu bằng một trong hai hình thức: kiểm tra thông thường hoặc kiểm tra chặt (trường hợp doanh nghiệp đã có “tiền sử” vi phạm an toàn thực phẩm). Ngoài ra, cơ quan kiểm dịch cũng sẽ kiểm tra tận gốc (nơi sản xuất) với các chỉ tiêu vi sinh và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

P.Văn

Back to Top